Điều hành Đàng Trong Nguyễn_Phúc_Nguyên

Kế nghiệp

Những năm cuối đời, Nguyễn Hoàng bề ngoài tuy chưa chống đối họ Trịnh nhưng bên trong đã hết sức phòng bị.[6]

Tháng 6 năm 1613, Nguyễn Hoàng trước khi mất dặn Nguyễn Phúc Nguyên rằng: Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang Hoành Sơn và sông Gianh Linh Giang hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia Thạch Bi sơn vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta.

Các quan vâng di chiếu tôn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thủy bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Thụy Quận công.[1] Bấy giờ ông đã 51 tuổi. Ông còn được vua Lê Kính Tông (1599 - 1619) sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công.[1][7]

Điều hành Đàng Trong

Xem thêm: Lũy Thầy

Sau khi kế nghiệp Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục, bấy giờ người ta gọi là Chúa Phật. Từ đấy mới xưng quốc tính là họ Nguyễn Phúc.[3] Năm 1600, khi Nguyễn Hoàng còn sống, đã dời dinh về Ái Tử, nay Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh về các xã Phúc Yên, Bác Vọng thuộc huyện Quảng Điền, sai con là Khánh Mỹ hầu trấn thủ Quảng Nam.[8]

Năm 1620, hai người con thứ bảy, thứ tám của Thái Tổ Nguyễn Hoàng là quận Văn Tôn Thất Hiệp và quận Hữu Tôn Thất Trạch âm mưu nổi loạn, tự mình làm nội ứng, hẹn khi nên việc thì họ Trịnh phải cho hai người trấn giữ đất Đàng Trong. Trịnh Tráng điều đô đốc Nguyễn Khải đem 5.000 quân đóng ở Nhật Lệ (thuộc huyện Phong Lộc) để đợi tin. Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch sợ Chưởng cơ Tôn Thất Tuyên,[9] không dám hành động.[10]

Nguyễn Phúc Nguyên họp bàn với các tướng bàn kế chống Trịnh, Hiệp và Trạch giả vờ nói với chúa Nguyễn rằng: Tuyên trí dũng hơn người, nếu sai cầm binh, hẳn phá được giặc. Tôn Thất Tuyên biết hai người làm phản, bèn nói với chúa: Nếu thần dời bỏ dinh thì sợ có nội biến. Nguyễn Phúc Nguyên sai Chưởng dinh Tôn Thất Vệ, anh trai Tôn Thất Tuyên đem quân chống tướng Nguyễn Khải của họ Trịnh.[10]

Hiệp và Trạch thấy mưu không xong, bèn đem quân chiếm giữ kho Ái Tử, đắp lũy Cồn Cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ, nhưng không chịu nghe. Chúa bèn lấy Tôn Thất Tuyên làm tiên phong, tự đem đại binh đi đánh. Hiệp và Trạch thua chạy, Tuyên đuổi bắt được đem dâng. Phúc Nguyên trông thấy, chảy nước mắt nói: Hai em sao nỡ trái bỏ luân thường? Hiệp, Trạch cúi đầu chịu tội. Chúa muốn tha, nhưng các tướng đều cho là pháp luật không tha được. Bèn sai giam vào ngục. Hiệp và Trạch xấu hổ sinh bệnh chết. Nguyễn Khải nghe tin dẫn quân trở về. Nhà Trịnh vô cớ đem phát binh, từ đó Nguyễn Phúc Nguyên không nộp thuế cống nữa.[10]

Năm 1622, Chúa Sãi cho đặt dinh Ai Lao, do đất này có sông Hiếu là giáp ranh với đất Ai Lao và các bộ lạc Man Lục Hoàn, Vạn Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp, đều có đường thông đến đây. Mộ dân các nơi chia làm sáu thuyền quân để coi giữ.[11]

Năm 1626, Chúa cho dời cung phủ về làng Phước Yên, xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, gọi nơi chúa ở là phủ.[1]

Được sự tiến cử của Khám lý Trần Đức Hòa, Chúa Phúc Nguyên đã thu dụng Đào Duy Từ (15721634). Nhờ có sự hiến kế của Đào Duy Từ, ông đã cho xây Lũy Thầy (lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệlũy Trường Sa); tạo thành một thế vững chắc cho xứ Đàng Trong, gây dựng chính quyền độc lập với Đàng Ngoài.

Do nhu cầu phát triển lực lượng chống Trịnh, Chúa mời cha con nhà Jean De La Croix (Bồ Đào Nha) từ Hội An ra Huế giúp nhà Chúa mở xưởng đúc vũ khí đạn dược. Jean De La Croix cần có nơi hành lễ hàng tuần và sau đó nhà thờ Cơ đốc giáo đầu tiên xuất hiện trên đất Huế.

Năm 1631, Chúa lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa, cứ hằng năm luyện tập để phòng bị chiến tranh.

Hành chính

Chúa Phúc Nguyên đã tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính. Lãnh thổ được chia theo Thừa Tuyên hay Xứ, phân thành Chính Dinh, Dinh ngoài. Dưới dinh là các phủ huyện. Được chia ra bảy dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái TửQuảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng NamTrấn Biên.

Mỗi dinh có thể coi như một tỉnh hiện nay. Hành chính có chức quan lưu thủ đứng đầu, quân sự thì có chức quan tuần thủ chỉ huy.

Hội An

Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ

Chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng phát triển ngoại thương, tận dụng ưu thế địa lý, yếu tố chính trị như nằm trên lối ra vào giao thương đường thủy Đông Á với phương Tây, Mạc Phủ Nhật Bản phải dùng Châu Ấn Thuyền để qua đây giao dịch mua bán hàng hoá (do nhà Minh cấm mua bán với Nhật Bản).

Chúa Nguyễn đã lập ở Hội An một hệ thống hành chính hoạt động rất hiệu quả (đặt tại Dinh trấn Thanh Chiêm) cách Hội An khoảng 10 km. Chính sách định cư lúc đó thoáng hơn cả. Người Nhật, người Hoa được định cư lâu dài, được lập phố riêng, gọi là phố Khách, phố Nhật. Thậm chí người Nhật, người Hoa được lập khu hành chính riêng, tự quản. Năm 1618, vị thị trưởng phố NhậtHội An đầu tiên được Chúa Nguyễn công nhận là một chủ tàu kiêm nhà buôn tên là Furamoto Yashiro. Trong 19 địa điểm người Nhật đến buôn bán thì có bốn nơi họ được lập phố riêng.

Giáo sĩ Christoforo Borri đã cư trú tại Hội An năm 1618 miêu tả đô thị:

"Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam...""Thành phố rộng rãi, có thể nhận ra hai khu vực, một khu vực do người Hoa ở, khu vực kia thì người Nhật Bản ở.""Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ.""Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích."

Quan chế

Một năm sau khi lên ngôi Chúa (năm 1614), Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ Đô ty, Thừa ty, Hiến ty, là thiết chế quân sự của hệ thống chính quyền nhà Lê. Trong các năm 16141615, ông tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti tại Chính dinh và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định quy chế các chức vụ ở phủ, huyện, phân chia ruộng đấtthôn .[1]

Tam ti là: Xá sai ti, Tướng thần lại ti, Lệnh sử ti.

  • Xá sai ti: giữ việc từ tụng văn án. Có quan Đô tri, Ký lục làm đầu.
  • Tướng thần lại ti: giữ việc thu tiền thu thuế, chi phát lương thực cho quan các đạo. Có quan Cai bạ làm đầu.
  • Lệnh sử ti: giữ việc tế tự, tết nhất và việc chi cấp lương cho quân ở Chính Dinh. Có quan Nha úy làm đầu.
  • Mỗi ti lại có quan Cai hợp, Thủ hợp và các lại ti để làm mọi việc.

Bên cạnh đó còn các ty Nội Lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, Tả Lệnh sử và Hữu Lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư ở hai xứ về nộp Nội phủ.

Tại các dinh ở ngoài, tùy theo từng nơi, có nơi Chúa chỉ đặt một Lệnh sử ti kiêm cả việc Xá sai ti và Tướng thần lại ti, nhưng cũng có nơi đặt hai ti là Xá sai ti và Tướng thần lại ti, có nơi thì đặt Xá sai ti và Lệnh sử ti để coi việc quân dân, đinh điền, sổ sách, từ tụng, thuế khóa... nghĩa là tùy nơi quan trọng hay là không, mà thêm bớt quan viên.

Đầu năm 1615, các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Theo quy chế này thì ở phủ huyện, Tri phủ, Tri huyện coi việc từ tụng; các thuộc hạ thì có: Đề lại, Thông lại chuyên việc tra khám. Huấn đạo, Lễ sinh chuyên việc tế tự ở chỗ sở tại. Còn việc thu thuế thì đặt quan khác để coi về việc ấy.

Về đàng quan võ thì đặt chức: Chưởng dinh, Chưởng cơ, Cai cơ, Cai đội để coi việc binh.

Quan lại ở Bắc Bổ được bổ vào xứ Thuận Quảng cho đến khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế cho nhà Lê.